Vnedu.Vn Tra Điểm

Là người vốn dĩ "ngoại đạo" với ngành gi& kết quả xổ số đồng tháp

【kết quả xổ số đồng tháp】Thạc sĩ Lê Thị Nam Phương: Học để sống hạnh phúc

Thạc sĩ Lê Thị Nam Phương: Học để sống hạnh phúc - Ảnh 1.

Là người vốn dĩ "ngoại đạo" với ngành giáo dục, khi bắt tay vào xây dựng hệ thống của riêng mình, hẳn bà đã gặp rất nhiều khó khăn?

Trước khi làm giáo dục vào năm 2009, tôi làm công việc liên quan đến hậu cần du lịch. Nhưng rồi con tôi đến tuổi đi học, trong một dịp tình cờ, tôi mang thuốc lên trường vì con ốm thì nhận ra mình có lỗi với con quá. Tôi bắt đầu công việc với ngành giáo dục bằng tâm tư của một người mẹ có cảm giác chưa chu toàn với con mình.

Thời điểm đó, giáo dục tư thục chưa được tiếp nhận một cách ngay ngắn như bây giờ. Tôi đặt tiêu chí trường tư phải khác và thực hiện đề án khảo sát nhu cầu tham gia học ngoài giáo dục công lập từ đó hình thành triết lý giáo dục Học để sống hạnh phúc với tầm nhìn, mục tiêu rõ.

Khi chọn slogan "Học để sống hạnh phúc", bà quan niệm thế nào?

Đó là: Biết là hạnh phúc, làm được là hạnh phúc, chia sẻ là hạnh phúc, biết đủ là hạnh phúc. UNESCO cũng đã đưa ra những nhận định mang tính nhân văn như vậy. Tôi cho rằng, quan niệm hạnh phúc đâu phải chỉ có sự hài lòng. Hài lòng với việc gì đó mà mình làm được và biết đủ. Có phụ huynh hỏi tôi, khi vào học, trường đem lại hạnh phúc là con tôi được phục vụ mọi thứ không? Tôi khẳng định, không phải như vậy, mà đó là câu chuyện của sự rèn luyện. Chẳng hạn, bữa ăn "sạch", đủ dinh dưỡng, ngon là nỗ lực nhưng sẽ khó vừa lòng tất cả. Cho nên tôi cho đánh giá, khảo sát để lấy số đông để vừa nhất với các con, để cân bằng sự hạnh phúc.

Cơ sở hạ tầng của hệ thống giáo dục Sky-Line được đánh giá tốt

Và bà đã làm gì để thực hiện triết lý dẫn đường ấy?

Tôi muốn đem lại điều kiện để giúp cho một đứa trẻ VN có quyền được công bằng trong giáo dục, như những đứa trẻ quốc tế. Nó không dừng lại ở cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên mà đó là sự nỗ lực ở tất cả các mặt. Chúng tôi đã phấn đấu phát triển toàn diện, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận ở các lĩnh vực: đào tạo tri thức chuyên môn phổ thông; rèn luyện thể chất và kỹ năng, năng khiếu, các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động từ thiện xã hội, các hoạt động hợp tác kết nối với người nước ngoài…

Ở khía cạnh giao tiếp với nhau trong trường học, tôi quy định việc chào hỏi nhau rất rõ ràng, đó là khi chào phải nhìn vào mắt nhau thể hiện sự thân thiện. Thầy cô và học trò chào nhau phải đứng lại chào chứ không đi ngang chào. Về đội ngũ, tôi luôn nói với các thầy cô rằng, nếu học sinh chưa chào thì mình chào học sinh trước. Một việc nho nhỏ thôi nhưng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Đặc biệt, trong năm học 2021 - 2022, Sky-Line là đơn vị giáo dục duy nhất của miền Trung được công nhận là Trường học điển hình Microsoft toàn cầu, được chứng nhận trường quốc tế chuẩn Cambrige của Hội đồng giáo dục Anh quốc (số hiệu VN258). Bên cạnh đó, chúng tôi đang hoàn thiện xây dựng đề án tích hợp giáo dục theo định hướng giáo dục mới và được đánh giá cao. Hiện 100% giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo viên sáng tạo, 100 nhà giáo dục Microsoft và gần 40 chuyên gia giáo dục sáng tạo Microsoft.

Học sinh Sky-Line luôn được khuyến khích phát huy những điểm mạnh của bản thân

Dường như bà rất quan tâm đến việc "săn đầu người" là những chuyên gia về giáo dục để giúp cho hệ thống phát triển?

Tôi từng được Microsoft mời nói chuyện và được hỏi đâu là thế mạnh của hệ thống. Tôi trả lời, thế mạnh là nguồn nhân lực nhưng điểm yếu cũng là nguồn nhân lực. Thành bại là do con người. Trong giáo dục Sky-Line, kiến thức chỉ là phần nhỏ so với nhiều việc cần phải hoàn chỉnh cho một thầy cô, như: tư duy, tâm ý liên quan đến đạo đức, là niềm đam mê, yêu thích với nghề, văn hóa gắn với cách hành xử với học sinh, cân bằng cảm xúc…

Hẳn bà đã chứng kiến và cũng cảm thấy hạnh phúc trước niềm hạnh phúc của các học trò?

Điều đáng mừng là tôi nhận được nhiều lời cảm ơn của phụ huynh khi các học trò chuyển biến ngay trong học tập khi vào trường. Nhiều phụ huynh cho biết khi con trở về nhà mỗi ngày thì kể chuyện líu lo và muốn đi học, nghỉ lâu thì nhớ lớp, nhớ trường.

Ban đầu, tôi mở trường là vì tâm tư của một người mẹ dành cho con mình. Nhưng khi con tôi lớn, rời khỏi trường, tôi nhận ra rằng tôi có thêm rất nhiều người con. Tôi chia sẻ điều này trong một buổi gặp gỡ với học sinh. Thế là, từ đó trở đi, thay vì chào cô, các bạn đã nghịch ngợm gọi tôi là mẹ, "con chào mẹ". Chuyện nhiều khi nó cứ chút chút thôi nhưng tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng.

Thạc sĩ Lê Thị Nam Phương: Học để sống hạnh phúc - Ảnh 4.
Thạc sĩ Lê Thị Nam Phương: Học để sống hạnh phúc - Ảnh 5.

Bà có lo ngại, một khi học sinh rời trường sẽ khó thích nghi ở một môi trường mới không?

Tôi mong muốn phụ huynh khi đưa con đến đây học là phải rèn luyện để các cháu cảm nhận được hạnh phúc mọi lúc mọi nơi, cân bằng trong mọi tình huống. Phụ huynh phải cho chúng tôi môi trường rèn luyện, đừng đòi hỏi môi trường đầy đủ mọi thứ tốt đẹp và hưởng thụ.

Trước đây, có tư tưởng lo ngại học trường chất lượng quốc tế thì khi ra trường công có học được không. Thực tế, bên ngoài cũng đang có sự băn khoăn, liệu học sinh có bị sốc môi trường khi gia nhập trường. Chúng tôi rất lưu ý đến vấn đề này. Chẳng hạn, chúng tôi có chương trình mẫu giáo lớn là một lớp đệm để chuẩn bị vào lớp 1, có chương trình của Bộ GD-ĐT.

Ngoài ra, việc giáo dục cảm xúc xã hội sẽ được đưa vào chương trình học ngay từ năm nay. Làm sao để cân bằng cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực, đó là nội lực phải học chứ không phải chỉ có kiến thức. Có những kỹ năng mang đi suốt cuộc đời mà rất cần phải dạy cho học sinh, như: chỉ số cảm xúc, chỉ số vượt khó, năng lực ra quyết định… 

Th.S Lê Thị Nam Phương: Khát khao tạo dựng môi trường Học để sống hạnh phúc - Ảnh 5.

Hệ thống thư viện hiện đại của Sky-Line

Các em học sinh tiểu học được học tập trong những phòng học khang trang, sạch đẹp

Th.S Lê Thị Nam Phương: Khát khao tạo dựng môi trường Học để sống hạnh phúc - Ảnh 7.

Học sinh thỏa sức sáng tạo với những giờ hoạt động ngoài trời

Sky-Line là trường đầu tiên ở Đà Nẵng cam kết đầu ra học sinh sẽ làm được cái gì. Ngày đầu tôi chưa mở trường, có phụ huynh hỏi rằng, học trường của chúng tôi thì có đậu đại học không. Tôi khẳng định là các em sẽ vào đại học. Từ trước đến nay, các em đậu 100% tốt nghiệp. Học sinh của chúng tôi có khoảng 30% là du học sinh các nước. Số còn lại đậu những trường đại học tầm cỡ trong nước. Mới đây, một học sinh Lào đến chào tôi để du học. Cháu nhận được 6 học bổng ĐH tại Mỹ, trong đó có ngành y, dược nhưng cháu đã chọn học ngoại giao tại VN. Tôi khát khao, sau này bạn ấy sẽ trở lại trường để phục vụ và thu hút học sinh các nước trong khu vực.

Vậy bà làm gì để những bạn trẻ trở lại phục vụ nhà tường, địa phương cũng như đất nước?

Trách nhiệm của chúng tôi là chuẩn bị tâm thế cho một đứa trẻ trưởng thành thành một thanh niên có trách nhiệm, biết yêu thương, tự lập và hợp tác. Chúng tôi cố gắng để xóa những rào cản về địa lý, làm sao hệ thống trở thành một tổ chức như nước ngoài đóng tại VN.

Các con học ở trường và làm gì ở tương lai phù hợp với văn minh nhân loại cũng là đóng góp cho cuộc sống, gia đình mình. Các bạn đi học khắp mọi nơi nhưng với trách nhiệm, tình yêu dân tộc cùng với tính hội nhập thì các bạn đều có thể đóng góp, thể hiện trách nhiệm công dân của mình với quê hương.

Các học sinh được tham gia những trò chơi vui nhộn

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap